Mái đá bản Mòn là di chỉ Khảo cổ học thuộc xã Thôm Mòn huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
Di tích ghi lại dấu ấn văn hóa cổ xưa nhất từ thủa bình minh của loài được tìm thấy ở Sơn La do nữ học giả người Pháp bà M.Coolani phát hiện và khai quật tháng 5-6/1927 thu lượm được nhiều loại hình hiện vật quý hiếm. Qua đó khẳng định trên đất Sơn La có người Việt cổ sinh sống. Văn hóa tiền - Sơ sử Sơn La là một mảng màu đặc sắc của cư dân cổ ở miền Tây Bắc Việt Nam.
Di chỉ mái đá bản Mòn có 6 mái đá, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu có 2 mái đá phía Tây và Đông có vết tích cư trú của người Việt cổ.
Những công cụ tìm thấy tại di chỉ gồm có: Bôn tứ giác, rìu có chuôi tra cán, rìu mài toàn thân vát một mặt, đục tứ giác mài nhẵn toàn thân lưỡi vát, vòng tay bằng đá được chế tác bằng kỹ thuật khoan tác lõi, công cụ hình đĩa, phác vật, mảnh tước, phế loại...
Dulichgo
Như vậy tại Mái đá bản Mòn đã có công xưởng chế tác công cụ lao động bằng đá phục vụ cho nhóm cư dân trong vùng qua hình thức trao đổi.
Trong quá trình khai quật tại di chỉ, ngoài việc tìm thấy nhiều loại hiện vật bằng đá; Các nhà nghiên cứu còn phát hiện những mảnh gốm có họa tiết hoa văn phong phú và một số loại hình khác. Tất cả những hiện vật được khai quật tại di chỉ mái đá bản Mòn hiện đang được lưu giữ, trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Tìm về với di chỉ khảo cổ học Mái đá bản Mòn, du khách không những được tham quan tìm hiểu về lịch sử phát triển của loài người, được tận mắt quan sát những hiện vật là công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, mảnh gốm...
Dulichgo
Tất cả đã tái hiện một phần cuộc sống của cư dân cổ cư trú dưới Mái đá bản Mòn... và ngắm cảnh đẹp của mái đá là ngôi nhà chung của người Việt cổ; Du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, tham quan bản Mòn là bản văn hóa đậm nét truyền thống với hương vị ẩm thực vùng Tây Bắc và điệu xòe với lời hát inh lả ơi làm sao xuyến lòng người.
Theo Sơn La Tourism
Du lịch, GO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét