(DVO) - Mỗi độ chiều chiều sau giờ tan làm, nếu có dịp ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm và khu tượng đài Lý Thái Tổ, không khó để bạn có thể bắt gặp hình ảnh người Hà Nội đang say mê chơi đá cầu "phủi", môn thể thao tài hoa mà đầy tinh tế như tính cách ngàn đời người dân Thủ đô...
Bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh chơi đá cầu "phủi" ở nhiều nơi khác nữa, từ trường học đến ngoài công viên, vườn hoa. Thậm chí chỉ cần một khoảng không gian nho nhỏ là trái cầu có thể bay lên thoả mãn niềm đam mê của mọi người trong đó.
< Kỹ thuật vít cầu trong đá cầu lưới "phủi".
Đá cầu có mặt ở Hà Nội từ khá lâu và cũng là môn thể thao rất quen thuộc với mọi người. Chỉ cần một quả cầu, giầy với dép cũng ko thành vấn đề, là mọi người từ già trẻ lớn bé đều có thể tham gia.
< Động tác "quét" vôi cầu, người chơi sẽ phải dùng lực từ cổ chân hoặc đùi để "nhấn" trái cầu xuống.
Dulichgo
Những năm gần đây với sự lên ngôi của các bộ môn hút khán giả như đá bóng, bóng chuyền, quần vợt... ít nhiều đã khiến người dân Thủ đô quên mất bộ môn đá cầu truyền thống. Dù không thể phủ nhận đây là một trong những "mỏ vàng" của thể thao nước nhà ở các kỳ đại hội thể thao quốc tế, khi liên tục 8 năm liền đá cầu Việt Nam đều giành vô địch thế giới. Thật may mắn là vẫn còn một bộ phận nhỏ người Hà Nội vẫn duy trì tinh hoa đó, qua những sân chơi đá cầu "phủi" đường phố, góp phần giữ gìn và ươm mầm những tài năng trẻ tương lai.
< Đá cầu phủi ngày nay không hề thiếu bóng dáng của phái đẹp, những cô gái tưởng như chân yếu tay mềm, nhưng sở hữu từng đường cầu mềm mại mà đầy dũng mãnh.
Cầu "phủi" là những quả cầu chinh được tạo từ miếng chì đập bẹp, hoặc đồng xu, và theo thời gian ngày nay đã có thêm đế cầu làm từ nhựa, cao su bắt mắt. Người dân Thủ đô vẫn không thể nào quên được khoảng thời gian làm mưa làm gió của đá cầu cuối những năm 80 đầu 90 ở thế kỷ trước. Khi đó khắp nơi từ vườn hoa Hàng Trống (sân "Ba Lát" xưa), góc sân phố Tràng Thi, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, sân làng Đông Xã (Bưởi),... chiều chiều luôn kín khán giả theo dõi các "cao thủ" đá cầu Hà thành biểu diễn.
Theo thời gian dù còn nhiều khó khăn trong việc duy trì, những người nặng lòng với đá cầu Thủ đô đã tìm lại được nhau sau bao năm bị gánh nặng cuộc sống chi phối, đem đam mê của mình hình thành lên những câu lạc bộ "phủi" sinh hoạt đều đặn hàng ngày.
Có thể kể đến những cái tên câu lạc bộ Chí Linh, Ninh Hiệp, Thiền Quang, Tuổi trẻ... đều đặn sinh hoạt hàng ngày mỗi buổi tan làm, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đẳng cấp. Người chơi có thể là những lão tướng tên gọi liệt vào hàng huyền thoại đá cầu đá chung sân, chung "chiến tuyến" với lũ nhóc xì tin đáng tuổi cháu chắt 9x.
Dulichgo
Cũng đơn giản thôi, chỉ cần 1 khoảng không gian ngoài trời cộng thêm bộ lưới là chúng ta có thể chiêm ngưỡng từng đường cầu của các "cao thủ" đất Hà thành. Những thuật ngữ còn khá xa lạ với người ngoại đạo như vít, santo, quét đã dần dần được phổ cập cùng với tốc độ phát triển của phong trào cầu lưới phủi.
Không còn là chơi đá cầu dạo thể dục giãn gân cốt đơn giản nữa. Thay vào đó là những trận chiến căng thẳng đủ khiến khán giả dán mắt vào từng đường cầu. Và phần thưởng cho người chiến thắng cũng khiến cả làng cùng vui vẻ, đôi khi chỉ là chầu trá đá, điếu thuốc hay viên kẹo lạc nho nhỏ...
Và cũng chỉ cần thế thôi, khi những gì tinh hoa, những gì là hiếm, vẫn luôn được người Hà Nội xưa và nay lưu giữ, dù bằng cách này hay cách khác...
Theo Chí Nam (Dân Việt)
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét