(DVO) - Với đặc thù núi liền núi, suối sông chằng chịt... nên nhiều đồng ruộng chỉ rộng chưa đến mươi sào và nằm lọt thỏm giữa 2 chân núi, hoặc xen giữa bên núi bên sông.... Khung cảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho đồng ruộng ở vùng cao.
Những ngày này đang là thời gian đỉnh điểm gieo sạ lúa chính vụ Đông-xuân của người dân ở các vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Vào buổi sáng, người dân ở các bản làng lại tất bật ra các cánh đồng làm đất, sửa sang lại bờ thửa của những mảnh ruộng ở vùng cao để xuống giống.
< Do đặc thù là vùng núi, nên nhiều cánh đồng chỉ rộng từ 0,5-3ha.
Gọi là cánh đồng, thế nhưng không rộng đến mức "Cò bay thẳng cánh", hay lên đến con số hàng trăm ha như đồng bằng.
< Có những thửa ruộng vừa mới được trang mặt bằng.
Dulichgo
Do đặc thù núi liền núi, suối sông chằng chịt... nên nhiều đồng ruộng ở vùng cao chỉ rộng khoảng 5-7 đám, với diện tích chưa đến mươi sào (500m2/sào) nằm lọt thỏm giữa 2 chân núi, hoặc bị kẹp giữa bên núi bên sông.
< Nhưng cũng không ít thửa đã được gieo sạ sớm nên lúa đã bắt đầu lên xanh.
Tuy nhiên cũng chính địa hình này đã tạo nên sự độc đáo và khác biệt cho đồng ruộng nơi đây.
Bên cạnh đó, màu xanh của những thửa ruộng gieo sạ sớm và màu bùn non của số thửa mà bề mặt chỉ vừa mới được trang bằng đan xen và nằm nối nhau từng bậc, càng làm cho cánh đồng vùng cao thêm đẹp.
< Nhiều mảnh ruộng đã gieo cấy và vừa làm xong đất nằm xen kẽ với nhau.
Dulichgo
Do diện tích nhỏ cho nên việc chuẩn bị đất như cày, bừa chủ yếu được làm bằng thủ công và dựa vào sức kéo của trâu, bò. Thế nhưng gần đây nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật, nên năng suất lúa đạt từ 40-50 tạ/ha/vụ, cao hơn gấp đôi so với trước đó.
< Không ít phụ nữ cũng đảm nhận việc cày, bừa và thành thạo không kém gì cánh đàn ông, thanh niên.
Theo Công Xuân (Dân Việt)
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét